#Điện Gió Trục Đứng - Giải Pháp Công Nghệ Trong Tương Lai

Và hiện nay có 2 loại điện gió đó là trục đứng và trục ngang. Và trong bài viết này chúng ta hãy cùng Đại Thịnh Phát tìm hiểu về loại điện gió trục đứng nhé

Trong 10 năm qua điện gió đã và đang phát triển một cách nhanh chóng. Và hiện nay có 2 loại điện gió đó là trục đứng và trục ngang. Và trong bài viết này chúng ta hãy cùng Đại Thịnh Phát tìm hiểu về loại điện gió trục đứng nhé.

1. Điện gió trục đứng là gì?

Về bản chất thì điện gió trục đứng là một loại điện năng được lấy từ gió thông qua tuabin trục đứng. Đây là một loại loại tuabin có trục roto được lắp đặt ở vị trí thẳng đứng và có thể tạo ra điện cho dù gió đang đến ở hướng nào.

điện gió trục đứng

>>Xem thêm: #Các Loại Bơm Thủy Lực Phổ Biến Trên Thị Trường Hiện Nay

2. Cấu tạo của máy phát điện sức gió trục đứng   

Máy có cấu tạo bao gồm các bộ phận như sau:

  • Base (phần đáy): Cấu tạo gối tự roto của tuabin chạy bằng sức gió và được sử dụng để tạo ra điện (bao gồm hộp số và máy phát điện xoay chiều).
  • Central column (trục trung tâm): phần hình trụ thẳng đứng có lưỡi đính kèm nhờ vào lực của gió trên cánh khiến cho nó quay.
  • Strut (cột chống): Phần đường nằm ngang nối cánh với trục trung tâm để tăng độ bền cho máy.
  • Aerodynamic brake (phanh khí động lực): là hệ thống phanh khẩn cấp, nó bao gồm chớp gắn vào lưỡi, bộ phận có thể tự động triển khai khi các tuabin chạy bằng sức gió với tốc độ cao.
  • Guy wire (dây chằng): Cáp nối chóp của trục thẳng đứng nối liền nền bê tông để nắm giữ tuabin chạy bằng sức gió đưa đúng vào vị trí.
  • Rotor: Được cấu tạo từ hai hoặc ba lưỡi dao, rotor quay dẫn động máy phát điện xoay chiều để sản xuất điện.
  • Blade (lưỡi): Được gắn vào trục trung tâm, lực của gió sẽ làm quay lưỡi để dẫn vào rotor.

điện gió trục đứng

3. Ưu, nhược điểm của máy phát điện trục gió đứng

Mỗi một loại tuabin gió sẽ có những ưu nhược điểm của riêng mình và đối với tuabin gió trục đứng sẽ có ưu, nhược điểm cụ thể như sau:

3.1. Ưu điểm

  • Máy có thể tạo ra điện ngay cả những nơi có ít gió và ở trong các khu vực đô thị - nơi có quy định về xây dựng, thường có lệnh cấm lắp đặt các loại tuabin gió trục ngang. Điều này giúp cho tuabin trục gió tường được lắp tại các khu vực nhỏ, tại khu dân cư và trên mái của các tòa nhà với công suất từ vài kW cho tới vài trăm kW.
  • Máy phát điện trục gió đứng có các bộ phận làm việc đều được lắp đặt ở phần chân đế, sát mặt đất nên việc sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trở nên dễ dàng và không gặp nhiều nguy hiểm.

điện gió trục đứng

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm cụ thể mà Đại Thịnh Phát vừa bật mí ở trên thì loại tuabin này cũng có những nhược điểm cụ thể như sau:

  • Do vị trí lắp đặt thường ở dưới mặt đất nên tuabin có hiệu suất quay kém hơn so với trục ngang nên hiệu suất phát điện thấp.
  • Lắp đặt tại các khu dân cư nên các bộ phận của máy dễ bị hao mòn do tác động của môi trường xung quanh.
  • Hiệu quả chuyển đổi từ năng lượng gió trở thành năng lượng điện thấp hơn với với tua-bin gió trục ngang (trung bình từ 10 đến 40% so với 50%). 
  • Phải có cơ chế tự khởi động do tốc độ gió thấp không dễ làm mô men quay.

điện gió trục đứng

4. Phân loại phát điện gió trục đứng

Máy phát điện sức gió trục đứng được chia thành 3 loại đó là: Savonius, Giromill và Darrieus cũng vậy. Thông tin cụ thể của từng loại như sau:

4.1. Loại Savonius

Đây là loại tuabin được hình thành bởi hai hình bán nguyệt bị chuyển dịch theo phương ngang và ở một khoảng cách nhất định. Chính vì thế không khí ít di chuyển và máy cũng ít phát huy được công suất.

4.2. Loại Giromill

điện gió trục đứng

Đây là sản phẩm có thiết kế nổi bật vì chúng có một bộ lưỡi dọc đính kèm với hai thanh trên trục thẳng đứng. Phạm vi cung cấp điện của điện gió trục đứng này dao động từ từ 10Kw đến 20 Kw.

4.3. Loại Darrieus

Tuabin được hình thành bởi hai hoặc ba lưỡi hai mặt lồi được ghép lại theo trục thẳng đứng ở dưới cùng và trên cùng. Nhờ vậy nên loại tuabin này cho phép tận dụng sức gió trong một dải tốc độ rộng. Tuy nhiên nhược điểm của loại này là chúng không thể tự bật và yêu cầu một cánh quạt Savonius.

5. Nguyên lý hoạt động của máy phát điện gió trục đứng

điện gió trục đứng

Nguyên lý hoạt động để phát điện gió trục đứng như sau: Khi có gió tác động và bộ phận lưỡi khiến bộ phận này xoay quanh trục chính và truyền động cho rotor kéo máy phát điện để tạo ra dòng điện.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên về điện gió trục đứng các bạn đã có thêm nhiều thông tin về một giải pháp công nghệ sản sinh ra điện ở trong tương lai rồi nhé. Chúc các bạn có thật nhiều thông tin thú vị dành cho mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

banner

NHỮNG DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN

© 2021 dtpvietnam.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY