BƠM TEST ÁP LỰC NƯỚC
Bơm Test áp lực nước là gì (Bơm thử áp lực nước)
Bơm test áp lực nước (Water pressure test pump / Hydrostatic pressure test pump) là loại bơm đặc biệt dùng để tạo áp suất nước để thử nghiệm độ kín, khả năng chịu áp lực, xác định các khuyết tật của các đường ống, gasket, van (valve), mặt bích (flange). Tuỳ theo áp suất thử nghiệm yêu cầu mà chọn bơm có áp suất phù hợp để tạo áp.
Dung môi sử dụng bao gồm: nước, dầu thuỷ lực, glycol hoặc chất hoà tan khác. Tuy nhiên thường sử dụng Nước nên còn gọi là Bơm Test Áp Lực Nước.

Dùng bơm test áp lực nước để làm gì
Đối với đường ống sau khi lắp đặt xong sẽ dùng bơm thử áp lực nước để tạo áp suất nước để xác định độ kín, khả năng chịu áp lực và các khuyết tật của đường ống. Nếu đường ống sử dụng lâu hoặc định kỳ sẽ thử áp lực để xác định rò rỉ trong hệ thống ống để có phương án sửa chữa, thay thế phù hợp. Ngăn ngừa các sự cố vỡ, nổ do áp suất cao.
Tuỳ theo áp suất của mỗi model mà trên bơm được trang bị đồng hồ đo áp lực có dải đo tương ứng. Khi bơm nén áp suất thử sẽ thể hiện trên đồng hồ.

Có mấy loại bơm test áp lực nước
Cách đơn giản và phổ dụng nhất là dựa vào loại động cơ hoạt động của bơm mà bơm test áp lực nước sẽ được chia thành các loại sau:
-
Bơm test áp lực nước bằng tay
Đây là loại dùng phổ biến nhất vì tính tiện lợi, giá rẻ nhất trong các dòng. Kết cấu đơn giản, nhỏ gọn nhẹ dễ dàng mang vác và sử dụng ở ngoài công trình không có nguồn điện hay khí nén.
Bơm thử áp lực nước được chế tạo với đa số các thành phần từ inox không gỉ hoặc bằng đồng và bồn chứa bằng nhựa để giảm nhẹ tối đa trọng lượng, thuận tiện cầm tay di chuyển.
Tuy nhiên nhược điểm là lưu lượng bơm chậm, cần phải thao tác tay trong thời gian lâu và áp suất tạo ra tương đối thấp. Bơm thử áp lực nước bằng tay bao gồm các model:
Model
|
Áp suất test
(Hệ Bar)
|
Áp suất test
( Hệ Kg/cm2)
|
Cân nặng
|
Dung tích bình chứa
(Lít)
|
Hãng sản xuất
|
DWT-H1
|
100 Bar
|
100 kg/cm2
|
10
|
15
|
Tonners
|
DWT-H2
|
300 Bar
|
300 kg/cm2
|
10
|
15
|
Tonners
|
DWT-H3
|
500 Bar
|
500 kg/cm2
|
10
|
15
|
Tonners
|
DWT-H4
|
700 Bar
|
700 kg/cm2
|
10
|
15
|
Tonners
|
DWT-H5
|
1000 Bar
|
1000 kg/cm2
|
10
|
15
|
Tonners
|
KP-35
|
50 Bar
|
50 kg/cm2
|
4
|
6
|
KongSung
|
-
Bơm test áp lực nước bằng điện
Khác với dòng máy bơm tay, sản phẩm này sử dụng động cơ điện giúp tăng áp lực nhanh chóng và ổn định, phù hợp với các công trình quy mô lớn, cần kiểm tra nhiều.
Cấu tạo cơ bản gồm:
- Động cơ điện (AC 220V hoặc 380V)
- Máy bơm áp lực cao
- Đồng hồ đo áp suất
- Bình chứa nước / đầu hút nước ngoài
- Van an toàn & hệ thống điều khiển
Nguyên lý hoạt động:
Sau khi khởi động, máy sẽ hút nước từ nguồn và đẩy áp suất cao vào hệ thống cần kiểm tra. Đồng hồ sẽ hiển thị áp lực hiện tại. Thiết bị có thể duy trì áp lực ổn định trong thời gian dài để xác định độ rò rỉ hoặc độ kín.
Ưu điểm vượt trội
- Tăng áp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian thi công.
- Hoạt động liên tục, ổn định nhờ động cơ điện chất lượng cao.
- Tự động kiểm tra áp lực, chính xác tuyệt đối.
- Độ ồn thấp, thích hợp cả khi sử dụng trong nhà xưởng kín.

-
Bơm test áp lực nước bằng động cơ khí nén
Thay vì sử dụng động cơ điện thì trong một số môi trường độ an toàn cao, chống cháy nổ như hóa chất, dầu khí, năng lượng, thực phẩm và PCCC bắt buộc phải chuyển qua sử dụng động cơ khí nén.
Nguyên lý hoạt động:
Khí nén từ máy nén khí được đưa vào buồng áp suất của bơm. Thông qua cơ cấu piston hoặc màng, áp suất này sẽ được khuếch đại để đẩy nước vào hệ thống ống cần kiểm tra. Bơm có khả năng tạo ra áp lực lên đến vài trăm bar tùy vào cấu hình.
Cấu tạo chính:
- Bộ chuyển khí – tạo lực đẩy
- Buồng khuếch đại áp suất
- Ống dẫn, van an toàn
- Đồng hồ đo áp suất chính xác cao
- Bình chứa hoặc đầu hút nước
Ưu điểm nổi bật:
-
An toàn tuyệt đối: Không sử dụng điện, không phát sinh tia lửa → phù hợp môi trường dễ cháy nổ.
-
Áp lực cao và ổn định, đáp ứng kiểm tra cả hệ thống chịu áp lực lớn.
-
Vận hành liên tục, tuổi thọ cao.
-
Thiết kế nhỏ gọn, dễ tích hợp vào hệ thống hiện có.
-
Tiết kiệm thời gian & công sức so với bơm tay hoặc bơm điện thông thường.
Áp suất thử tối đa từ 700bar, 1000bar, 1500bar, 2500bar, 3000bar, 4000bar cho nhiều ứng dụng khác nhau.

-
Bơm test áp lực nước bằng động cơ diesel
Loại này đặc biệt thích hợp cho công trình ngoài trời hoặc nơi không có điện.
Động cơ diesel tạo ra công suất lớn giúp máy vận hành mạnh mẽ, bền bỉ, không phụ thuộc vào nguồn điện, rất phù hợp với công trình xây dựng, khai thác mỏ, đập thủy lợi, hoặc các khu công nghiệp hạ tầng yếu.
Ưu điểm nổi bật
- Không cần điện – hoạt động độc lập ở mọi địa hình.
- Công suất mạnh mẽ, dễ dàng tạo áp cao nhanh chóng.
- Độ bền cao, phù hợp công trình khắc nghiệt ngoài trời.
- Di động dễ dàng, khung bánh xe linh hoạt di chuyển.
- Sẵn sàng hoạt động 24/7, tiết kiệm thời gian kiểm tra hệ thống.

Ứng dụng của bơm test áp lực nước trong công nghiệp
-
Trong gia công, bảo dưỡng bộ trao đổi nhiệt, lò hơi (Boiler)
- Dùng bơm thử áp lực nước để bơm nước vào hệ thống, tăng áp lên mức kiểm định
- Giữ áp lực trong thời gian quy định để theo dõi đồng hồ, phát hiện rò rỉ tại các điểm nối, ống bị nứt, kẽ hở.
- Đảm bảo bộ trao đổi nhiệt hoạt động an toàn, hiệu quả, không bị mất nhiệt hay lẫn chất lỏng.
- Trước khi vận hành hoặc định kỳ bảo dưỡng, dùng bơm thử áp lực để kiểm tra độ kín của buồng hơi, ống dẫn, van an toàn.
- Áp lực thường được test từ 1.5 – 2 lần áp suất làm việc. Nếu áp không tụt và không có rò rỉ => hệ thống đạt chuẩn
- Đánh giá chất lượng sau khi sửa chữa / hàn gió đá.
- Khi hệ thống trao đổi nhiệt không đạt hiệu suất → test áp lực để xác định có bị nghẹt ống, rò rỉ hay bám cặn bên trong.
-
Trong lắp đặt đường ống dẫn dầu khí, ống dẫn hóa chất
-
Kiểm tra độ kín của đường ống: Trước khi đưa vào vận hành, hệ thống ống dẫn dầu khí hoặc hóa chất cần được kiểm tra độ kín để đảm bảo không rò rỉ. Máy bơm thử áp lực sẽ nạp nước (hoặc dung môi thử áp) vào bên trong ống, sau đó tăng áp suất lên mức quy định để quan sát tình trạng rò rỉ.
- Bơm thử áp lực giúp ngăn chặn sớm các rủi ro, bảo vệ hệ thống và người vận hành.
- Trong các ngành công nghiệp nặng như dầu khí, hóa chất, việc thử áp là quy trình bắt buộc theo các tiêu chuẩn như: ASME, API, ASTM, ISO…Các công trình thường phải lập biên bản thử áp lực để phục vụ kiểm định, bàn giao hoặc nghiệm thu.

-
Trong lắp đặt đường ống dẫn nước cho công trình toà nhà, đường ống phòng cháy chữa cháy
-
Kiểm tra độ kín của hệ thống cấp nước sinh hoạt Trước khi bàn giao hệ thống cấp nước cho tòa nhà, chủ đầu tư và nhà thầu phải thử áp lực để kiểm tra xem các đường ống có bị rò rỉ, nứt vỡ hay lọt khí hay không.
-
Bắt buộc trong kiểm định hệ thống PCCC: Hệ thống ống dẫn nước chữa cháy (sprinkler, họng nước vách tường, trụ cứu hỏa…) cần đảm bảo áp suất đủ lớn và ổn định khi có cháy xảy ra. Bơm thử áp lực sẽ được dùng để kiểm tra toàn bộ hệ thống có đạt đủ chuẩn theo quy định của Bộ Công An, TCVN 2622:1995 hoặc NFPA hay không.
-
Việc kiểm tra áp lực giúp phát hiện các lỗi hàn, ren, keo dán ống hoặc vật liệu kém chất lượng trước khi đi vào hoàn thiện.Từ đó giảm chi phí bảo trì – sửa chữa về sau và tránh phải đục phá công trình sau khi hoàn thiện
-
Sản xuất, sữa chữa van
- Thử kín van (Leak Test): Đây là bước kiểm tra độ kín của đĩa van, trục van, gioăng làm kín... để đảm bảo van không rò rỉ trong điều kiện vận hành thực tế. Sử dụng bơm thử áp nước để bơm nước vào van, tăng áp đến mức quy định và quan sát hiện tượng rò rỉ.
- Kiểm tra độ bền (Hydrostatic Test): Mỗi loại van đều có thông số áp suất làm việc và áp suất thử, thường theo tiêu chuẩn ANSI, JIS, DIN...Bơm thử áp lực nước giúp kiểm tra khả năng chịu áp của thân van, phát hiện lỗi rỗ khí, nứt vật liệu, mối hàn yếu.
- Sau khi sửa chữa, thay thế gioăng, mài rà mặt đĩa (tham khảo sản phẩm Máy Mài Van), bơm thử áp lực là công cụ để test lại chất lượng van trước khi lắp vào hệ thống. Đặc biệt với các van quan trọng trong nhà máy nhiệt điện, hóa chất, dầu khí, việc kiểm tra kỹ trước khi tái sử dụng là bắt buộc.
-
Dùng bảo dưỡng hệ thống thuỷ lực và khí nén
- Kiểm tra rò rỉ trong hệ thống ống dẫn & xi lanh thủy lực: Qua thời gian vận hành, các khớp nối, gioăng, ống mềm, van điều khiển có thể bị mòn hoặc nứt, gây rò rỉ áp suất. Bơm thử áp được dùng để nạp nước vào hệ thống, sau đó tăng áp để xác định vị trí rò rỉ và xử lý triệt để.
- Đánh giá độ kín và độ bền của thiết bị thủy lực: Thiết bị như xi lanh thủy lực, van điều áp, bộ tích áp... cần được kiểm tra định kỳ xem có còn chịu được áp suất thiết kế hay không. Bơm thử áp giúp đánh giá tình trạng vật lý và khả năng làm việc an toàn.
-
Sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng bồn chứa
- Sau khi hàn lắp bồn mới (bồn áp lực, bồn chứa nước, bồn hóa chất...), cần tiến hành thử áp lực bằng nước để: Kiểm tra mối hàn có đạt không; Phát hiện rò rỉ, nứt, rỗ khí... Thử bằng nước an toàn hơn khí vì tránh gây nổ nếu có sự cố.
- Khi bồn bị nứt, rò rỉ, thay đáy bồn, thay nắp hoặc gia cố lại, kỹ thuật viên sẽ dùng bơm thử áp lực để test lại toàn bộ hệ thống trước khi đưa vào vận hành. Điều này giúp tránh rủi ro về sau, tiết kiệm chi phí sửa chữa lại.
Lưu ý khi chọn Bơm Thử Áp Lực Nước sử dụng
- Xác định áp suất thử nghiệm của hệ thống, xác định lưu lượng, độ phức tạp của đường ống mà chọn bơm có áp suất lớn hơn áp suất thử nghiệm, sau đó nếu lưu lượng lớn thì chọn bơm động cơ điện hoặc khí nén, nếu lưu lượng nhỏ thì sử dụng bơm tay để đảm bảo kinh tế.
- Nếu sử dụng trong môi trường ngoài giàn khoan, trong nhà máy lọc dầu, đường ống dẫn dầu - khí yêu cầu an toàn chống cháy nổ thì chỉ sử dụng loại bơm động cơ khí nén hoặc bơm tay.
- Kiểm tra thử nghiệm theo đúng quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Vì áp suất thử nghiệm cao nên tuyệt đối đảm bảo và tuân thủ các quy tắc an toàn khi thử nghiệm.
- Sử dụng các thiết bị đo áp suất, đo chuyển vị đã được kiểm định bởi các cơ quan, trung tâm an toàn chất lượng để đảm bảo độ chính xác thử nghiệm.