#Kích Nâng Xe Ô Tô | Phân Loại | Cách Dùng

Kích nâng xe ô tô là một thiết bị không thể thiếu trong các trung tâm sửa chữa xe hơi. Tham khảo cách dùng và phân loại kích nâng xe ô tô chi tiết nhé. 

Kích nâng xe ô tô là một biện pháp không thể thiếu trong công đoạn vá lốp, thay lốp xe, kiểm tra phanh xe trong các trung tâm sửa chữa xe hơi. Thiết bị kích nâng này còn được sử dụng trong các gia đình có ô tô riêng và được để gọn trong cốp dùng để giải quyết các vấn để trục trặc trên đường. Tham khảo cách dùng và phân loại kích nâng xe ô tô chi tiết dưới đây nhé. 

kích nâng xe ô tô

Kích nâng xe ô tô thủy lực

1. Kích nâng xe ô tô là gì?

Kích nâng ô tô là thiết bị không thể thiết bị không thể thiếu được trong các gara, trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng xe ô tô hiện nay. Thiết bị bàn nâng này là trợ thủ đắc lực dùng cho việc sửa chữa, thay thế phụ kiện ô tô đơn giản và nhanh chóng hơn. 

2. Các loại kích ô tô thủy lực nâng xe hiện nay

2.1. Kích thủy lực cá sấu 

Loại kích ô tô thủy lực đầu tiên là loại kích cá sấu có thiết kế nằm sát xuống sàn để luồn vào gầm nên còn có tên là là kích thân nằm. Kích này chuyên dùng để nâng xe con, xe du lịch và thường được sử dụng để sửa chữa, làm lốp xe tại các gara sửa chữa để có sức nâng khỏe và độ bền cao. 

Kích thủy lực này có sức nâng đa dạng tải trọng từ 2 – 10 tần và có một số loại chuyên dụng có thể nâng lên tới 60 tấn được ứng dụng cho các loại xe trọng lượng lớn như xe tải. 

kích nâng xe ô tô

Kích cá sấu loại thân nằm

Ngoài những dòng kích ô tô mini cỡ nhỏ có sức nâng vừa phải để sử dụng trong gia đình và để trong cốp xe rất tiện lợi. Loại kích này dùng cơ cấu nâng bằng xi lanh thủy lực, chân đạp hoặc dùng bơm bằng tay. Một số loại cao cấp và có cỡ lớn hơn thường dùng bơm khí nén. 

Tuy nhiên, cũng một số ít kích nâng xe ô tô không dùng cơ cấu thủy lực mà thay vào đó dùng bóng khí nén chuyên dụng để tăng kích thước của bóng và từ từ nâng xe. 

2.2. Kích nâng gầm ô tô kiểu cắt kéo 

Kích ô tô thủy lực tiếp theo là loại cắt kéo có kích cỡ vừa phải, gọn nhẹ và có mức giá cạnh tranh so với nhiều loại kích khác cùng loại. Thiết bị này đặc biệt phù hợp với tiệm rửa xe vừa và nhỏ hoặc các tiệm sửa chữa và cứu hộ lốp xe trong trường hợp khẩn cấp. 

Bộ kích nâng gầm ô tô cắt kéo có sức nâng vừa phải từ 1 – 2 tần và hoạt động hoàn toàn bằng cơ cấu cơ khí với cách nâng hạ xe như hình kéo cắt. Ưu điểm của loại kích này là không sử dụng dầu nên rất sạch sẽ. Kích nâng ô tô cắt kéo có các loại như dùng điện, dùng pin… với tốc độ nâng hạ khác nhau. 

kích nâng xe ô tô

Kích nâng xe kiểu cắt kéo

2.3. Kích nâng ô tô con đội 

Tiếp theo, kích thủy lực xe ô tô loại thân đứng nâng bằng con đội thủy lực có thiết kế đứng và dùng xilanh nâng theo hướng thẳng đứng nên bộ kích nâng này rất khỏe, hoạt động ổn định. Tuy nhiên, do kích có chiều cao tối thiểu cao nên thường dùng chủ yếu cho xe ô tô gầm cao như SUV, xe tải.

Cho nên, loại kích nâng ô tô này sử dụng chủ yếu tại các cửa hàng sửa chữa làm lốp xe tải hay tại các nhà máy, xưởng sản xuất….  

kích nâng xe ô tô

Kích nâng ô tô con đội

3. Cách sử dụng bộ kích nâng gầm ô tô 

Cách nâng gầm ô tô sử dụng đơn giản, đảm bảo an toàn gồm 6 bước cụ thể dưới đây:

Bước 1: Xác định điểm cần nâng gầm

Đầu tiên, phải xác định chính xác vị trí cần đặt kích xe ô tô để thực hiện các bước tiếp theo đúng hướng dẫn.

Bước 2: Chọn hướng kích gầm

Phải lựa chọn hướng kích nâng xe ô tô phù hợp để luôn kích vào bên trong gầm xe và phải đảm bảo Pad đỡ trùng với điểm nâng gầm xe xác định trong bước 1. 

kích nâng xe ô tô

Bước 3: Tiến hành nâng xe

Mỗi loại kích nâng xe ô tô sẽ có cách nâng xe khác nhau. Cụ thể nếu là loại kích gầm cá sấu thủy lực phải đặt tay cầm ở đuôi kích rồi vặn hết cỡ theo chiều kim đồng hồ và nâng hạ tay cầm để nân kích xe ô tô lên cao. Nếu sử dụng kích kéo cắt thì luôn tay quay lỗ giữa thân kích theo chiều kim đồng hồ để nâng kích lên. Nếu dùng kích gầm ô tô điện thì càng đơn giản hơn và không cần dùng tay. 

Bước 4: Đưa mễ kê vào điểm gần kích chính

Tiến hành đưa mễ kê của bàn kích nâng ô tô xuống dưới gầm gần điểm kích chính rồi điều chỉnh lên mức cao nhất và khóa cố định vào. Trong trường hợp sử dụng nhiều mễ kê thì phải đảm bảo các mễ kê bằng nhau. Khi đã chọn được điểm đặt kích cần vặn tay ngược chiều kim đồng hồ kích chính để hạ chiều cao cho xe tựa chắc chắn vào chân kê. 

kích nâng xe ô tô

Đưa mễ kê vào điểm gần kích chính

Bước 5: Kiểm tra độ vững chãi của xe

Thử rung nhẹ xe để kiểm tra xem xe đã đủ vững chắc chưa để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa xe dưới gầm. 

Bước 6: Hạ xe xuống

Sau khi sửa chữa xe xong thì hạ xe bằng cách bỏ các mễ kê ra rồi từ từ hạ kích đến khi xe chạm đất. Cuối cùng lấy con đội xe ô tô ra và gỡ các vật chặn bánh là hoàn thành. 

4. Báo giá các loại kích thủy lực xe ô tô

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kích thủy lực xe ô tô khác nhau nên mỗi loại đều có mức giá riêng. Thông thường giá kích nâng xe ô tô dao động khoảng từ 1.000.000VNĐ – 25.000.000VNĐ đều có và giá cũng phụ thuộc vào phân loại kích, tải trọng nâng hạ, thương hiệu, model. 

Trên đây bài viết vừa giới thiệu phân loại và cách dùng kích nâng xe ô tô cho các bạn tham khảo để lựa chọn được loại kích phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẠI THỊNH PHÁT VIỆT NAM

Địa chỉ: 35 đường 4A, Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh.

Hotline: 0908.57.02.02 Điện thoại: 028.6286.2446

Sales 1: – sales.1@dtpvietnam.com

Sales 2: 0984.889.930 – sales.2@dtpvietnam.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Địa chỉ: P502 Tòa Nhà 11 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0908.57.02.02

Sale HN: 0944.39.88.55 – sales.3@dtpvietnam.com

Website: dtpvietnam.vn

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

banner

NHỮNG DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN

© 2021 dtpvietnam.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY