#Xi Lanh Khí Nén Là Gì? Phân Loại, Ứng dụng

Phân loại và ứng dụng của loại xi lanh này để lựa chọn được loại phù hợp nhất đáp ứng nhu cầu lắp đặt và vận hành không hề đơn giản, cùng tìm hiểu nhé!

Xi lanh khí nén là gì? Phân loại và ứng dụng của loại xi lanh này để lựa chọn được loại phù hợp nhất đáp ứng nhu cầu lắp đặt và vận hành không hề đơn giản. Theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách hàng. 

1. Xi lanh khí nén là gì?  

Xi lanh khí nén là một thiết bị được dùng trong hệ thống khí nén đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng khí nén thành động năng để tác động lực thực hiện các thao tác đóng, kéo, đẩy, ép, mở…. hoặc tùy vào tình trạng công việc thực tế. 

Xy lanh khí nén có trữ lượng khổng lồ nên không lo cạn kiệt, đặc biệt với nguồn năng lượng xanh và sạch nên ngày càng được nhiều người lựa chọn sử nhiều. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những xi lanh khí nén trong các hệ thống phục vụ sản xuất, gia công, lắp ráp và chế biến… hay những lĩnh vực phục vụ đời sống hàng ngày. 

Xi lanh khí nén còn có tên gọi là ben hơi, ben khí nên khi kết hợp với chuyển động và vận hành bằng việc cung cấp khí nén hoạt động. Đây cũng là lý do xi lanh khí nén được sử dụng nhiều vì sạch sẽ, êm ái khi vận hành và không tốn nhiều diện tích khi chứa trữ dầu.  

xi lanh khí nén

2. Chức năng của xi lanh khí nén 

Chức năng chính của xi lanh khí nén là biến chuyển dòng năng lượng có trong khí nén được cung cấp thành động năng truyền động nhằm thực hiện động tác kéo, nén, ép và đẩy theo yêu cầu. Tùy vào công việc mà chức năng của xi lanh cũng thay đổi khác nhau và được chế tạo thành nhiều loại máy móc thiết bị phục vụ cho các ngành sản xuất. 

Sau khi lắp đặt xy lanh khí nén vào đúng vị trí và kích hoạt thì khí nén sẽ được đưa vào bên trong xi lanh thông qua ống dẫn khí và cửa khí ra vào. Sau đó lượng khí nén tăng dân lên sẽ chiếm lấy không gian bên trong xi lanh. Điều này sẽ khiến piston dịch chuyển theo kiểu tịnh tiến tới lui và truyền động điều khiển thiết bị bên ngoài. 

Khí nén đi qua cửa khí ra và xả ra môi trường bên ngoài rồi kết thúc 1 chu kỳ hoạt động. Lưu ý xi lanh sẽ vận hành cho đến khi người điều khiển ngắt khí. Để có thể điều chỉnh được tốc độ của xi lanh thì khách hàng cần điều khiển hay đảo chiều khí nén thông qua các van điện từ hoặc van gạt tay.  

xi lanh khí nén 

>>>Xem thêm: Báo Giá Các Loại Máy Bơm Thủy Lực Chính Hãng, Rẻ Nhất Thị Trường

3. Cấu tạo và kích thước của xy lanh khí nén 

3.1. Cấu tạo của xi lanh khí nén 

Cấu tạo xi lanh khí nén được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau như nòng, ty, thân trụ, phớt, cửa cấp khí ra, cửa cấp khí vào…. Tất cả các chi tiết của xi lanh như cửa khí, lỗ ren, lỗ vít đều được gia công tỉ mỉ và cẩn thận theo tiêu chuẩn Châu Âu  mang đến một sản phẩm hoàn hảo nhất. 

Đa số khách hàng khi mua xi lanh khí nén đều quan tâm đến chất liệu của ben, thông thường khi chế tạo mọi người thường sử dụng nhôm, thép hay inox để chế tạo. Đây là những chất liệu giúp xi lanh có độ bền cao, cứng cáp và hạn chế oxy hóa, chống ăn mòn. 

Ngoài ra, để có thể lắp đặt xi lanh khí nén vào hệ thống cần có những phụ kiện đi kèm như ốc bít, đế xi lanh, co nối, ống dẫn khí, giảm thanh.  

xi lanh khí nén

3.2. Kích thước của xi lanh khí nén

Kích thước của xi lanh khí nén có thể tự điều chỉnh để phù hợp với từng yêu cầu lắp đặt và công việc của hệ thống cũng như không gian vận hành. 

Có những loại xi lanh mini kích cỡ nhỏ 1/10 in chuyên làm những công việc nhẹ nhàng như nâng hạ chi tiết điện tử, cửa tủ hay những xi lanh có kích thước lớn 39 inch được dùng để thay thế cho xi lanh thủy lực trong một số công việc. 

Cụ thể các kích thước thông dụng gồm 12, 16, 20, 25, 32, 40, 50, 63, 80, 100, 125, 160….

4. Phân Loại xi lanh khí nén trên thị trường 

Hiện nay, nhu cầu sử dụng xi lanh khí nén ngày càng tăng cao nên các loại xi lanh khí nén cũng đa dạng hơn về kiểu dáng, chất liệu, kích thước, đường kính… Sau đây là một số loại xi lanh khí nén phổ biến trên thị trường được nhiều người ưa chuộng.  

xi lanh khí nén

4.1. Xi lanh khí nén 1 chiều 

Xi lanh khí nén 1 chiều là loại thông dụng nhất, sử dụng áp suất của khí nén để tạo lực cho piston di chuyển từ trong ra ngoài và có một lò xo để hồi về vị trí ban đầu. 

Loại xi lanh 1 chiều có khí nén để sinh ra công và đi vào từ 1 phía để piston lùi về thì sử dụng lực đẩy của lò xo. Dễ hiểu hơn là áp suất khí nén tác động một phía xi lanh và phía còn lại là lực của lò xo tác dộng. 

Khi khí nén được kích thích và dẫn vào bên trong xi lanh sẽ làm cho lượng khí tăng dẫn lên, không gian bị chiếm lấy. Lúc này piston sẽ di chuyển sinh ra công để thực hiện các công đoạn tiếp theo.

4.2. Xi lanh khí nén 2 chiều 

Xi lanh khí nén 2 chiều tức là xi lanh dùng khí nén để đẩy ra và hồi về vị trí ban đầu. Trên thân của xi lanh có 2 cửa khí gồm 1 cửa cấp cho xi lanh tiến và 1 cửa cấp cho xi lanh lùi. Loại xi lanh khí nén này dùng để tạo ra lực đấy piston ở 2 phía và lưu lượng khí nén được điều khiển bằng van điện hoặc van cơ cung cấp đảo chiều khí nén. 

5. Tìm hiểu thông số kỹ thuật xi lanh khí nén 

Thông số kỹ thuật xi lanh khí nén bao gồm các ký hiệu cơ bản dưới đây: 

  • P: áp suất khí nén được đưa vào xi lanh, đơn vị tính là kg/cm2.
  • F: lực của xi lanh, đơn vị là N. 
  • A: diện tích của piston trong xi lanh, đơn vị tính là cm2.
  • D: đường kính ống xi lanh. 
  • D: đường kính cần xi lanh.
  • S: hành trình xi lanh, có thể thay đổi tùy vào khoảng cách công việc cụ thể. 

Để chọn được xi lanh thích hợp cho một ben hơi khí nén thì cần phải nắm được các thông số kỹ thuật, ví dụ như: 

  • Hành trình là 250mm
  • Áp suất: P đạt 6 bar = 6,1183 kgf/cm²
  • Thời gian dẫn động T là 0,5s
  • Tải trọng F là 665,4N = 66,54kg
  • Đường kính xi lanh 

D = Sqrt((F*4)/(P*Pi)) = Sqrt((665,4*4)(6,1183*3,14)) = 3,72cm

6. Các tính toán về xi lanh khí nén 

Để chọn xy lanh khí nén phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng các bạn hãy tham khảo những cách tính toán dưới đây. 

6.1. Tính lực đẩy xi lanh khí nén

Công thức tính lực đẩy xi lanh khí nén giúp bạn tính được lực của piston khi biết tiết diện và áp suất khí nén của hệ thống cung cấp. Cụ thể

F = p.S

Trong đó: F là lực của xy lanh, đơn vị là N

                 p là áp suất đầu vào của xy lanh, đơn vị là N/m2

                 S là tiết diện của piston phía được cấp khí, đơn vị tính là m2

Lưu ý theo công thức tính lực đẩy xi lanh thì p là áp suất tại đầu vào của xi lanh và bao gồm cả áp suất khí quyển nên cần trừ đi áp suất khí quyển là 1 atm xấp xỉ 1 bar trước khi áp dụng công thức tính này. Để có kết quả chính xác cần đổi các đơn vị dựa theo công thức và tham khảo bảng quy đổi riêng của xi lanh khí nén. 

6.2. Công thức tính lực đẩy của xilanh khí nén  

Đầu tiên, để áp dụng công thức tính lực đẩy của xi lanh khí nén cần chọn hệ số ứng với từng điều kiện làm việc. Với từng điều kiện làm việc khác nhau sẽ có 1 hệ số khác nhau. Công thức tính lực đẩy như hình dưới đây

 F1 η * A1 *  P

F2η * A*  P

Trong đó: F là lực của xi lanh, đơn vị N

                 η là hệ số theo điều kiện làm việc

                 P là áp suất khí nén được đưa vào xi lanh, đơn vị kg/cm2

                 A là diện tích của piston trong xi lanh, đơn vị cm2

Lưu ý lực đẩy của xi lanh khí nén luôn lớn hơn lực kéo về do khi kéo về xi lanh bị mất diện tích phần cần. 

6.3. Công thức tính đường kính xi lanh 

Công thức tính đường kính xi lanh cụ thể như sau:

D = Sqrt((F*4)/(P*Pi))

Trong đó: D là đường kính xi lanh 

                P là áp suất khí nén 

                F là lực đẩy của xi lanh

                Pi = 3,14

7. Ứng dụng của xi lanh khí nén trong công nghiệp

xi lanh khí nén

Ứng dụng của xi lanh khí nén trong công nghiệp rất đa dạng và phong phú được nhiều người ưa chuộng. Đây là thiết bị được ứng dụng chính trong công đoạn nâng hạ, kéo đẩy hay di chuyển vật với tốc độ nhanh từ đó giảm các chi phí phát sinh và ít tiếng ồn, an toàn, bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm. 

Xi lanh khí nén được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp hay ngành tự động hóa như sản xuất giấy, chế biến gỗ, lắp ráp ô tô – xe máy, lắp ráp linh kiện điện tử, cơ khí chế tạo máy….

Đặc biệt, xi lanh khí nén loại nhỏ còn được dùng trong ngành chế biến thực phẩm, đóng gói nông lâm sản, sản xuất bánh kẹo, thuốc lá hay dệt may công nghiệp… Ngoài ra, xi lanh khí nén còn được ứng dụng trong đời sống hàng ngày như xử lý rác thải, ép phế liệu, xưởng sửa chữa ô tô, nâng cửa ô tô, cửa thông minh… 

8. Giá xi lanh khí nén trên thị trường bao nhiêu

Giá xi lanh khí nén trên thị trường là bao nhiêu luôn là câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm khi có nhu cầu sử dụng loại xi lanh này. Xi lanh khí nén không có 1 mức giá cụ thể nào mà phải phụ thuộc vào kích thước, đường kính, lực đẩy, thương hiệu, model của xi lanh nên sẽ có các mức giá khác nhau. Để tham khảo bảng báo giá chi tiết và cụ thể nhất của xy lanh khí nén hãy liên hệ với địa chỉ cung cấp uy tín, chất lượng.  

xi lanh khí nén

9. Địa chỉ cung cấp các loại xi lanh khí nén uy tín

Địa chỉ cung cấp các loại xi lanh khí nén uy tín luôn là câu hỏi được nhiều khách hàng thắc mắc để lựa chọn loại xi lanh chính hãng và có giá tốt nhất. Dụng cụ thủy lực Đại Thịnh Phát hiện đang là địa chỉ hàng đầu chuyên cung cấp các loại xi lanh khí nén chính hãng trên thị trường với giá tốt và chế độ bảo hành hợp lý. 

Khi lựa chọn công ty chúng tôi quý khách sẽ đươc tư vấn cụ thể về sản phẩm xi lanh khí nén phù hợp với yêu cầu và thiết bị. Đại Thịnh Phát có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao sẽ mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng nhất. 

Dụng cụ thủy lực Đại Thịnh Phát luôn cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ mỗi ngày để trở thành địa chỉ dẫn đầu đáng tin cậy trong lĩnh vực buôn bán xi lanh khí nén hàng đầu Việt Nam. 

Trên đây bài viết vừa chia sẻ những thông tin cụ thể về xi lanh khí nén là gì, phân loại, ứng dụng và các công thức tính liên quan. Để mua xy lanh khí nén nhập khẩu chính hãng quý khách vui lòng liên hệ Đại Thịnh Phát qua số Hotline: 0944 398 855 để được tư vấn cụ thể về sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

banner

NHỮNG DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN

© 2021 dtpvietnam.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY