#Tìm Nguyên Nhân Bơm Thủy Lực Mất Áp | Cách Sửa Bơm Thủy Lực

Bơm khỏe thì hệ thống hoạt động ổn định còn bơm gặp vấn đề sẽ không lên áp. Cùng tìm nguyên nhân bơm thủy lực mất áp và cách sửa bơm thủy lực tại đây nhé. 

Trong bất kỳ hệ thống thủy lực nào cũng cần có bơm thủy lực – thiết bị đóng vai trò trung tâm trong toàn bộ hệ thống. Nếu bơm khỏe thì hệ thống hoạt động ổn định còn bơm gặp vấn đề sẽ không lên áp. Đôi khi tình trạng bơm vẫn quay mà lưu lượng dầu hay áp suất tụt dần khiến xi lanh thủy lực không hoạt động được. Vậy cùng tìm nguyên nhân bơm thủy lực mất áp và cách sửa bơm thủy lực tại bài viết dưới đây nhé. 

Bơm thủy lực hoạt động dựa vào nguyên lý tăng giảm áp suất nên nếu bị rò rỉ sẽ gây ra tình trạng mất áp và bất kỳ loại bơm nào cũng đều bị. Nếu tăng giảm thể tích mà bơm thủy lực có thể cung cấp lưu lượng để xi lanh hay máy móc có thể nâng hạ vật nặng hàng trăm tấn nên cũng dẫn đến xảy ra sự cố cho bơm.

nguyên nhân bơm thủy lực mất áp

Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp và cách khắc phục

1. Những nguyên nhân bơm thủy lực mất áp hoặc yếu

Khi đang hoạt động bơm thủy lực bị tụt áp suất, không lên áp thì chắc chắn là nguyên nhân bơm thủy lực yếu. Thể tích bơm tăng cao khiến áp suất giảm xuống thấp và gây ra hiện tượng rò rỉ, tụt áp hoặc không lên áp. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bơm thủy lực mất áp, yếu đi nhưng dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất. 

1.1 Rò rỉ bơm

Nguyên nhân bơm thủy lực mất áp chính là bị rò rỉ bơm khiến bơm hoạt động yếu và không lên áp nên khách hàng cần lưu ý. Rò rỉ bơm thủy lực không chỉ xảy ra ở bơm mà còn có thể xảy ra đối với van thủy lực, đường ống dẫn dầu, các mối nối, mặt bích. 

Nguyên nhân bị rò rỉ bơm thủy lực chính là các phớt bị hỏng, gioăng bị xước lắp không chặt hoặc quấn băng, cao su non không kỹ, lắp mặt bích ngược hay lắp gioăng phớt ngước dẫn đến mài mòn sau một thời gian dài sử dụng. Hệ thống thủy lực hoạt động áp suất cao hơn so với hệ thống khí nén, trung bình khoảng 200 bar hoặc có thể lớn hơn.

nguyên nhân bơm thủy lực mất áp

Nếu lựa chọn bơm thủy lực có nguồn gốc xuất xứ từ Đức, Nhật sẽ được bố trí lắp đặt gọn gàng và các gioăng phớt sẽ được mài nhẵn, ít xước nên ít bị hư hòng. Đặc biệt, loại bơm này có thể chạy trong thời gian ngắn kể cả bị quá tải hay quá công suất. 

Do đó, việc lựa chọn bơm thủy lực cần tính toán và thiết kế bơm phù hợp phải đáp ứng yêu cầu làm việc. Trong quá trình vận hành cần phải có kiến thức về bơm, cách lắp đặt và sửa bơm thủy lực, bảo dưỡng cơ bản.

1.2 Mòn bề mặt

Tiếp theo, nguyên nhân bơm thủy lực yếu chính là bị mòn bề mặt do các loại bơm như bơm nhông, bơm lá, bơm piston dễ bị ăn mòn và ma sát nhiều trong quá trình tạo lưu lượng và áp suất cho bơm.

Hầu hết các sản phẩm bơm thủy lực mới mua của các hãng đều được gia công tỉ mỉ, nhẵn bóng bề mặt và có chất liệu tốt. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng thì ma sát nhiều sẽ làm các chi tiết và các bộ phận bị ăn mòn hoặc rò rỉ. Đối với từng loại cấu trúc bơm thủy lực thì sự ăn mòn sẽ khác nhau nhưng đều để lại hậu quả ảnh hưởng đến hoạt động hút đẩy dầu. 

Ví dụ như đối với bơm bánh răng nếu bị ăn mòn các đỉnh bánh răng hay các bề mặt của răng cưa rất nguy hại. Điều đó dẫn đến sự ăn khớp của bánh răng chủ động và bị động không còn được kín khít như trước khiến bề mặt bơm sẽ bị hỏng. Tùy thuộc vào mức độ hư hỏng thì tình trạng rò rỉ bơm sẽ ít hoặc nhiều khiến hiệu suất hoạt động của bơm giảm nên cần tìm cách khắc phục ngay. 

nguyên nhân bơm thủy lực mất áp

Bơm thủy lực không lên áp

1.3 Van an toàn không lên áp

Khi van an toàn không lên áp hay bơm thủy lực kêu to thì cần kiểm tra ngay. Van này là thiết bị vô cùng cần thiết không chỉ đối với bơm thủy lực mà còn toàn bộ cả hệ thống thủy lực vì trong bộ nguồn hay trong bất kỳ hệ thống nào cũng cần có loại van này.

Van thủy lực có chức năng là đảm bảo áp suất làm việc của hệ thống luôn ở mức an toàn nên khi cài đặt áp lưu ý phải cài cao hơn so với áp suất làm việc của hệ thống. Khi đó, van sẽ tự động mở cửa van để dầu chảy về bể chứa liên tục và dầu sẽ không đi vào hệ thống mà theo đường dầu riêng biệt để về bể, cho đến khi làm hạ áp suất về mức ổn định thì ngắt.

Tuy nhiên, nếu cài đặt áp suất thấp hoặc ngang bằng với áp suất cần làm thì tác dụng van an toàn sẽ mất đi. Khi đó, áp suất của van thấp hơn áp của hệ thống chính là nguyên nhân bơm thủy lực mất áp hay tụt áp trong khi hoạt động. 

nguyên nhân bơm thủy lực mất áp

1.4 Bộ lọc và các cửa đường ống hút

Bộ lọc thủy lực có chức năng lọc và phân tách các chất bẩn trong dầu như bụi bẩn, sợi ni lông, hạt kim loại… của cả hệ thống thủy lực. Theo định kỳ sau thời gian dài sử dụng các bạn cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ lõi lõ để loại bỏ chất bám bẩn trên lõi lọc.

Nếu không loại bỏ chất bẩn bám trên lõi lọc thì dầu thủy lực vừa không được lọc sạch lại không được thông qua đầy đủ nên bơm thiếu dầu. Tuy nhiên, nếu cửa đường hút của bơm thủy lực bị tắc nghẽn cũng khiến bơm không lên áp hoặc nhanh bị hư hỏng. Từ đó khiến dầu không chảy đầy đủ vào khoang bơm làm thay đối lưu lượng và áp lực bơm không như thiết kế ban đầu. 

Để nguyên nhân bơm thủy lực yếu trở nên nghiêm trọng hơn khi nó làm xuất hiện xâm thực làm cho không khí sẽ vào trong bơm nhiều hơn khiến bơm có tiếng ồn lớn và rung lắc mạnh.

1.5 Hệ thống bẩn

Khi được đưa vào vận hành hoạt động thì hệ thống thủy lực cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nếu để chất lỏng vô tình bị rơi trong quá trình vận chuyển hay lắp ráp sẽ khiến cho hệ thống bị bẩn nên cần hết sức lưu ý. Các chất bẩn nhất là các mạt sắt nhỏ vô tình sót lại sẽ theo dòng lưu lượng đi khắp các hệ thống và dưới áp suất, ma sát sinh ra ở các bộ phận máy bơm thủy lực sẽ gây ra những vết xước, phá hủy lớp bề mặt. Nếu để bị xước nhiều và sâu, hiện tượng rò rỉ xuất hiện khiến cho bơm thủy lực hoạt động yếu đi.

Vì thế, nguyên nhân bơm thủy lực yếu đi có thể kể đến trường hợp dầu thủy lực không đảm bảo và có chất bẩn. Chất bẩn trong dầu thủy lực có thể khiến cho dầu thủy lực bẩn và khiến cho hệ thống bẩn nên bộ lọc là rất cần thiết cho việc loại bỏ chất bẩn cho dầu thủy lực.

nguyên nhân bơm thủy lực mất áp

1.6 Bơm thủy lực quá tải

Trong một thời gian dài hoạt động thì nguyên nhân bơm thủy lực mất áp chính là bị quá tải cần khắc phục ngay để tránh bị hư hỏng nghiêm trọng. Qúa tải không chỉ là công suất mà còn quá tải về mặt thời gian hoạt động, quá tải nhiệt dẫn đến tình trạng giãn nở kim loại, ma sát sinh ra và tăng lên, có thể khiến trục bơm quá tải,…

2. Cách sửa chữa bơm thủy lực hư hỏng

Với các nguyên nhân bên trên, các bạn cần tìm ra cách sửa bơm thủy lực mất áp như sau: 

  • Cần chú ý đến các thông số của bơm thủy lực, để đề phòng trường hợp bơm hoạt động quá tốc độ cho phép.
  • Luôn giữ bơm thủy lực sạch sẽ để duy trì hình dạng và áp suất phù hợp, cần có lịch định kỳ làm sạch máy bơm. 
  • Kiểm soát tổng thể từng bộ phận, đường ống, các kết nối… luôn phải vặn chặt lại nếu có các kết nối bị hở, rò rỉ.
  • Để khắc phục nguyên nhân bơm thủy lực yếu do van an toàn, các bạn nên kiểm tra và điều chỉnh van an toàn ở mức phù hợp nhất với hệ thống.
  • Cần kiểm tra mức dầu và thêm ngay khi hết, lưu ý cần sử dụng đúng loại dầu thủy lực tiêu chuẩn để đảm bảo hệ thống thủy lực hoạt động ổn định.

Trên đây là bài viết vừa chia sẻ những thông tin về nguyên nhân bơm thủy lực mất áp và cách sửa chữa bơm thủy lực, hy vọng sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bơm thủy lực của mình. Nếu không tự khắc phục được do tình trạng bơm thủy lực và các chi tiết kỹ thuật của bơm hỏng hóc cần thay thế, bạn có thể liên hệ với Dụng cụ thủy lực Đại Thịnh Phát để được tư vấn hỗ trợ tốt hơn.

Tham khảo thêm các dòng thiết bị thủy lực:

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẠI THỊNH PHÁT VIỆT NAM

Địa chỉ: 35 đường 4A, Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh.

Hotline: 0908.57.02.02 Điện thoại: 028.6286.2446

Sales 1: – sales.1@dtpvietnam.com

Sales 2: 0984.889.930 – sales.2@dtpvietnam.com

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Địa chỉ: P502 Tòa Nhà 11 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0908.57.02.02

Sale HN: 0944.39.88.55 – sales.3@dtpvietnam.com

Website: dtpvietnam.vn

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

banner

NHỮNG DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN

© 2021 dtpvietnam.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY