#Hướng Dẫn Cách Làm Điện Gió Tại Nhà

Làm điện gió thật ra không phải là việc quá khó khăn mà ngược lại, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Hãy theo dõi bài viết dưới, Đại Thịnh Phát sẽ giúp bạn

Mục lục

Làm điện gió thật ra không phải là việc quá khó khăn mà ngược lại, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Ngay bây giờ hãy theo dõi bài viết dưới đây, Đại Thịnh Phát sẽ giúp bạn có được một chiếc máy phát điện gió siêu tiện lợi.

1. Chuẩn bị nguyên liệu làm điện gió

Đầu tiên để làm máy điện gió thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu như sau:

Làm điện gió

  • Một chiếc máy phát điện.
  • Một bộ cánh để xử lý hướng gió.
  • Pin cùng hệ thống điều khiển.
  • Ống nhựa PVC
  • Trụ đỡ Tower làm bằng thép hình trụ hoặc thanh dẫn. Chú ý nếu trụ đỡ càng cao thì chúng ta sẽ càng thu được nhiều gió hơn và khi đó sẽ thu được nhiều điện hơn.

Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ nguyên liệu ở trên thì chúng ta bắt tay vào làm điện gió thôi.

Làm điện gió

>>Xem thêm: #Đầu Bơm Thủy Lực Là Gì? Có Nguyên Lý Hoạt Động Ra Sao

2. Hướng dẫn làm máy phát điện gió bằng ống nhựa PVC

Để có thể làm máy phát điện gió thành công thì bạn cần phải trải qua 5 bước hướng dẫn dưới đây:

2.1. Bước 1 - Làm cánh quạt

Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ chiếc máy phát điện gió nào. Vậy nên bạn có thể sử dụng một ống nhựa với đường kính khoảng 10cm và chiều dài khoảng 60cm để tạo thành bốn cánh quạt.

Quá trình làm cánh quạt trải qua những bước như sau:

  • Bước 1: Dùng bút dạ đánh dấu rồi cắt chia ống thành 4 phần bằng nhau.
  • Bước 2: Sử dụng mắt cắt hoặc cưa để cưa trước một cánh quạt sau đó dùng nó làm mẫu để tạo hình những cánh quạt còn lại có kích thước tương tự.
  • Bước 3: Dùng giấy ráp hoặc máy mài để làm mịn 4 cánh quạt tại các vị trí vừa cắt để đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Làm điện gió

Với 3 bước đơn giản ở trên là bạn đã hoàn thành xong là bạn đã có những chiếc cánh quạt cho bộ máy phát điện gió rồi đấy. Thật ra thì bạn có thể sử dụng gỗ để làm cánh quạt cũng được nhưng nếu dùng gỗ bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để đục đẽo hoặc nếu không có sự kiên trì và khéo tay thì cánh quạt sẽ không có độ cong cần thiết để tạo ra luồng gió. Do vậy trong bài viết này Đại Thịnh Phát hướng dẫn bạn cách làm dễ nhất là cánh quạt bằng nhựa nhé.

2.2. Làm Hub để gắn động cơ và cánh quạt

Công đoạn tiếp theo trong thiết kế máy phát điện gió là chúng ta sẽ cần một Hub làm trung tâm để gắn động cơ và bắt vít các cánh quạt. Vì thế chúng ta cần phải có một bánh răng hoặc một chiếc ròng rọc vừa với trục động cơ. Chú ý đường kính của một trong hai bộ phận này không được quá nhỏ so với đường kính phần nối của cánh quạt.

Các bước làm công đoạn này như sau:

Làm điện gió

  • Bước 1: Chuẩn bị một miếng nhôm có bán kính 6cm để gắn với cánh quạt, lưu ý không dùng để gắn động cơ.
  • Bước 2: Dùng máy khoan để bắt đinh ốc cánh quạt với bánh răng.
  • Bước 3: Lắp cánh quạt với bánh răng rồi cố định chúng bằng đinh ốc. Trong bước này bạn chú ý nên dùng một chiếc nắp hình tròn để có thể che đi phần đầu của cánh quạt nhé.

2.3. Làm bộ phận định hướng gió

Bộ phận này còn được gọi là giá đỡ cho tuabin gió vì thế hãy chọn phương án đơn giản nhất đó là buộc động cơ vào miếng gỗ có chiều dài khoảng 70cm. Sau đó tiếp tục làm các bước dưới đây:

Bước 1: Gắn động cơ vào một đầu của thanh gỗ rồi dùng miếng nhôm thật cứng dài 30cm rộng 24cm lắp vào đầu còn lại.

Bước 2: Gắn gỗ với trục kim loại hình trụ rỗng bên trong để làm trục đỡ.

Làm điện gió

2.4. Thiết kế hệ thống điều khiển

Đây sẽ là bước cuối cùng trong công đoạn làm máy phát điện gió mini ngay tại nhà. Và hệ thống điều khiển điện tử để lấy gió và tạo thành điện sẽ bao gồm các bộ phận cực kỳ dễ tìm như:

  • Tuabin gió
  • Pin lưu trữ năng lượng.
  • Điốt bán dẫn (ngăn nguồn điện từ pin bị lãng phí làm quay động cơ).
  • Phụ tải thứ cấp.
  • Bộ điều khiển sạc.

Làm điện gió

Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển như sau:

Đầu tiên tuabin gió sẽ kết nối với bộ điều khiển rồi sau đó các đường chạy sẽ từ bộ điều khiển cho tới pin. Trường hợp nếu điện áp pin giảm xuống dưới mức cho phép thì bộ điều khiển sẽ được chuyển nguồn điện tuabin để sạc.

Trường hợp mà điện áp của pin tăng lên thì bộ điều khiển sẽ có chức năng chuyển sang chế độ công suất tuabin vào tải. Đèn led sẽ có màu vàng nếu chúng ta sạc pin còn trường hợp đèn Led chuyển sang màu xanh lục khi pin được sạc còn nguồn điện thì chuyển sang tải.

2.5. Dựng tuabin làm điện gió

Trong công đoạn này chúng ta thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Cắm chân tháp xuống dưới đất chú ý có dây nối tuabin gió thoats ra từ đầu dưới tháp ống dẫn.

Bước 2: Dùng một dây nối với phích cắm để kết nối tuabin và bộ điều khiển. 

Bước 3: Tiến hành tước hai đầu sợi dây rồi kết nối chúng lại với nhau.

Làm điện gió

Vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước làm điện gió rồi đấy. Giờ thì chỉ cần chờ gió nổi để tuabin quay và phát ra dòng điện sử dụng là xong.

Trên đây là những bước làm máy phát điện gió rất đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể tự làm ở nhà. Chúc các bạn thành công nhé.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

banner

NHỮNG DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

CÔNG TY TNHH ĐẠI THỊNH PHÁT VIỆT NAM

35 đường 4A, Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh

028.6286.2446

Ngày cấp: 13/04/2015

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0908.57.02.02

Điện thoại: 028.6286.2446

sales@dtptools.vn

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Địa chỉ: P502 Tòa Nhà 11 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0908.57.02.02

Sales HN: 0944.39.88.55

Sales HN: quyen.h@dtptools.vn

VĂN PHÒNG VŨNG TÀU

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Vũng Tàu Plaza, Số 207 Lê Hồng Phong, Phường 8, TP.Vũng Tàu

Hotline: 0908.57.02.02

© 2021 dtpvietnam.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY